This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

CA PHE VIET VOI CHANG TRAI C UNG CHIEC XE DAP


Chàng trai bán rong với giấc mơ cà phê Việt

Từ vài tuần nay, người dân quanh khu phố cổ Hà Nội thường xuyên bắt gặp hình ảnh lạ. Một chàng thanh niên trẻ tuổi còng lưng trên chiếc xe đạp với thùng xốp lớn ở phía sau, gắn biển cà phê

dạo và lẳng lặng đi khắp các con phố nhỏ. Xôi chè, khoai sắn bán rong họ thấy đã nhiều, nhưng từ trước đến nay, người thủ đô hầu như chưa gặp ai bán dạo cà phê. Điều lạ hơn nữa, ít ai biết rằng Nguyễn Duy Biểu, người bán rong đang lầm lũi đạp xe kia từng tốt nghiệp ngành mỹ thuật.
"Anh ơi cho một cốc đi" - người khách từ trong một cửa hàng nhỏ trên phố Ấu Triệu gọi với ra. Ngay lập tức, Biểu dừng xe, dựng chiếc bàn di động gắn trên ghi đông rồi thoăn thoắt pha chế. Chưa đầy một phút sau, chiếc cốc giấy đựng cà phê arabica mát lạnh được trao cho khách. "Anh thấy đã vừa chưa" - Nguyễn Duy Biểu không quên hỏi phản hồi của khách hàng và rạng rỡ khi nhận lại lời khen ngợi.
"Cà phê Việt là đam mê lớn nhất của đời tôi" - Nguyễn Duy Biểu bắt đầu như thế trong câu chuyện về mình. Sinh năm 1987, Biểu đã tốt nghiệp hệ trung cấp Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, nhưng rồi số phận đưa đẩy anh từ cao nguyên Lâm Đồng đến Hà Nội. Sau khi thất bại với quán cà phê đầu tiên, Biểu quyết tâm ra Thủ đô để thực hiện ước mơ truyền bá thói quen uống arabica, loại cà phê anh say mê tìm hiểu trong nhiều năm trời.
"Người Việt Nam chủ yếu uống robusta, còn arabica chưa phổ biến bằng vì giá cả cao hơn", Biểu cho biết. Anh cho rằng dù đang ở trên đất nước xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, khẩu vị của người Việt đang hỏng dần vì hàng loạt loại cà phê "rởm", vì lợi nhuận mà người bán pha trộn các thứ như ngô, đỗ tương, hóa chất vào. Với tấm biển quảng cáo cà phê arabica "nguyên chất và rang mộc", Biểu ước rằng chiếc xe dạo này sẽ góp phần truyền bá thói quen uống arabica Việt, cũng như cà phê nguyên chất đến người dân Thủ đô.
Lịch trình bán rong từ sáng tới 9, 10h tối quanh khu phố cổ, Nguyễn Duy Biểu gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi anh không cất tiếng rao vì ngại làm phiền người khác. "Mặc dù vậy, tôi đã có những khách quen đầu tiên. Đang đi trên đường, nhiều người còn gọi điện tôi mang tới nhà cho họ", Nguyễn Duy Biểu vừa đạp xe vừa kể.
Đây mới là tuần thứ hai Biểu thử nghiệm mô hình cà phê dạo. Tuần đầu tiên anh chỉ dám đặt mục tiêu 10 cốc mỗi ngày, nhưng do lượng bán khả quan, sang tuần này anh nâng mục tiêu lên 20 cốc. "Vì đam mê cà phê nguyên chất, lợi nhuận không phải là mục tiêu lớn nhất của tôi. Bán mỗi cốc cà phê giá 15.000 đồng, tôi lời chưa đến 5.000 đồng, bằng phân nửa nhiều quán khác", Biểu cho biết. Trong khi nhiều quán nhập cà phê loại chất lượng thấp chỉ hơn 150.000 đồng mỗi kg, anh dùng cà phê loại ngon không pha tạp, với mỗi cân giá 380.000 đồng.
Tuy chỉ là bán dạo, nhưng Nguyễn Duy Biểu cố gắng "chuyên nghiệp" nhất có thể từ thứ nhỏ nhất trở đi. Anh sử dụng loại cốc giấy tự phân hủy "Made in Vietnam", gắn thương hiệu riêng "Acafé" lên từng chiếc cốc và cả chiếc thùng xốp. Bộ đồ pha chế do anh tự làm không thừa, thiếu một cái nào được xếp gọn gàng trước giỏ. "Sắp tới, tôi còn có kế hoạch in các tờ giới thiệu để quảng bá tới khách hàng, giúp họ hiểu thêm về cà phê arabica cũng như thương hiệu mà tôi đang theo đuổi", chàng bán dạo nói thêm.
Tự nhận mình là một người lãng đãng, thích gì làm nấy, Nguyễn Duy Biểu cho biết bằng cấp không phải là điều quan trọng. Tuy nhiên, với con mắt của người yêu cái đẹp, anh tự nhận thấy công việc mình đang làm cũng có nhiều điểm chung với ngành mỹ thuật. Để làm ra được những cốc cà phê hương vị thơm ngon, bàn tay của người pha chế phải đạt đến độ nhạy cảm nhất định.
Như cái tên Quả Thông Khô anh tự đặt trên mạng xã hội Facebook, Nguyễn Duy Biểu ví mình và thứ cà phê arabica giống loài quả mộc mạc kia, với sự chân chất không cần thứ nước sơn nào tô vẽ. Ngày ngày cần mẫn đi bán cà phê dạo, anh vẫn chưa muốn dừng chân kể cả vào một ngày nào đó đủ lực để mở quán. Trước khi nở nụ cười tạm biệt, Nguyễn Duy Biểu không quên nói thêm về ước mơ cà phê Việt của mình: "Khi cảm thấy đã truyền bá được phần nào thói quen uống cà phê arabica tại đây, tôi sẽ rời Hà Nội để đến với một thành phố khác, lại đi giới thiệu tới những người khác".

Suu Tam

KINH NGHIEM MO QUAN CAFE


Kinh nghiệm mở quán cafe

1. Chọn vị trí: Việc chọn vị trí để mở quán là điều quan trọng đầu tiên mà bạn phải quyết định, có khi sự thành bại của bạn lại nằm hoàn toàn trong vấn đề này. Bạn cần phải đánh giá kỹ càng về tình hình dân cư, giao thông, khách vãng lai ở khu vực mà bạn chọn để mở quán, từ đó có thể quyết định có mở quán hay không và mở quán theo phong cách gì cho phù hợp. Cần tham khảo ý kiến của nhiều người, nhất là những người có kinh nghiệm. Những người có kinh nghiệm về lĩnh vực này ngoài những hiểu biết cần thiết, họ còn ít nhiều có trực giác (hay cảm tính) đáng tin cậy hơn khi chọn lựa địa điểm kinh doanh.


2. Chọn phong cách: Khi bạn đã quyết định mở quán café, nhà hàng ở một vị trí nào đó, nghĩa là bạn đã đánh giá được khả năng thành công. Hãy dựa vào các dữ liệu có được về tình hình dân cư, giao thông, địa thế…mà bạn thu thập được trước đó. Cộng thêm một vài yếu tố về vốn, sở thích của bạn để xác định rõ phong cách của quán mà bạn sẽ mở. Xác định được phong cách là điều rất quan trọng, nó giúp bạn tránh đi sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế, định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào.
Hiệu quả kinh doanh là quan trọng nhất. Trừ khi bạn muốn tạo ra một không gian độc đáo theo ý thích để chia sẻ niềm đam mê nào đó với một lượng nhỏ thực khách có ý thích như bạn mà không cần quan tâm đến vấn đề tài chính, thì bạn nên đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu. Bạn không nên cứ bị cuốn vào suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật sự mới lạ, độc đáo nếu như bạn không chắc rằng nó phù hợp và hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần là tìm một phương án phù hợp nhất với lượng khách tiềm năng mà bạn nhắm đến cũng như số vốn mà bạn có thể bỏ ra. Điều đó sẽ tránh cho bạn những lãng phí không cần thiết mà vẫn đạt được lượng khách như mong muốn.
3. Chú trọng hơn đến thiết kế: Khâu thiết kế là cực kỳ quan trọng vì nó quyết định hình dáng, tính thẩm mỹ và cả phần “hồn” của quán và từ đó quyết định tính hiệu quả trong kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng chỉ có những quán café lớn, sang trọng với vốn đầu tư nhiều mới cần đến thiết kế. Ngay cả khi quán của bạn chỉ có chi phí đầu tư vài chục triệu thì bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến vấn đề này.
Chi phí tư vấn - thiết kế thật ra không nhiều so với vốn đầu tư cho cả quán nhưng nó lại quyết định đến thành công của bạn, vì thế bạn nên mạnh dạn nhờ đến những chuyên gia thiết kế, những công ty thiết kế - trang trí nội ngoại thất, không chỉ để quán café của bạn đẹp hơn, hài hòa hơn mà quan trọng nhất là hiệu quả hơn về phương diện kinh doanh.
Sắp đặt vài bộ bàn ghế, chưng một chậu cây, chọn màu sơn là những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng qua con mắt và kinh nghiệm của những chuyên gia, Kiến trúc sư, họ sẽ biết cách làm thế nào đạt hiệu quả cao nhất và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thực khách đến quán, sự hài lòng và quay trở lại của họ.
Đối với một quán café thì tiêu chí Đẹp không phải là quan trọng nhất như nhiều người vẫn nghĩ. Quan trọng nhất phải là cảm giác của thực khách sẽ như thế nào khi ngồi trong quán của bạn. Họ có cảm thấy thoải mái, dễ chịu hay không? Họ có cảm thấy đó là nơi dành cho họ hay không mới là những điều quan trọng nhất. Điều đó giải thích vì sao có những quán café rất sang trọng nhưng vẫn vắng khách trong khi có rất nhiều quán khác rất đơn giản, bình thường nhưng lại luôn có lượng khách rất đông.

ST

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

8 YẾU TỐ CỦA MỘT MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC BỀN VỮNG

Người thông minh không làm việc một mình. Tuy nhiên, để xây dựng được một mối quan hệ hợp tác với người khác thật không đơn giản. Để làm được điều này chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:
1. Sức mạnh cộng hưởng: Một trong những lý do thuyết phục nhất của việc lập nhóm là bạn sẽ làm việc với những người giỏi hơn ở những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém và ngược lại. Cả hai có thể bổ sung cho nhau và có thể cùng nhau vượt rào cản mà tự mỗi người không thể làm được. Một người khó giỏi toàn diện, nhưng một đôi thì có thể.
Một người không thể thông hiểu hết mọi điều, mỗi người có sở trường riêng của mình” – Euripides

2. Sứ mệnh chung: Khi mối quan hệ hợp tác thất bại nguyên nhân gốc rễ thường là do hai người theo đuổi hai vấn đề riêng biệt. Ngược lại, khi cả hai cùng có chung một mục tiêu, họ sẽ có xu hướng hy sinh nhu cầu cá nhân để thực hiện điều đó đến cùng.
Tình bạn nảy sinh từ mối quan hệ kinh doanh tốt hơn mối quan hệ kinh doanh nảy sinh từ tình bạn” – John D. Rockerffeller

3. Công bằng: Con người có nhu cầu bản năng về lẽ công bằng và không ai thích bị lợi dụng hay thua thiệt trong giao dịch. Đó cũng là một đặc tính quan trọng cho mối quan hệ hợp tác bền vững.
Không hề có khái niệm công bằng, nó chỉ đơn giản là sự thoả thuận giữa hai bên” – Epieurius

4.Tín nhiệm: Hợp tác với người khác đồng nghĩa với việc mạo hiểm. Bạn không thể dốc hết sức nếu cho rằng người cộng sự chưa làm hết mình. Cả hai cần đặt niềm tin vào  nhau: rằng mỗi người đều vì quyền lợi của người kia. nếu không có sự tín nhiệm, tốt hơn là hãy làm việc một mình.
Khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ không nói bạn là thắng hay thua, mà bạn đã chơi như thế nào trong trận đấu” – Grantland Rice

5. Chấp nhận: Mỗi người nhìn thế giới qua một lăng kính riêng. Điều bình thường với người này rất có thể lại là sai lầm nghiêm trọng đối với người khác. Vì thế, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nếu cả hai không học cách chập nhận đặc tính của nhau.
Ngưỡng mộ chính là sự thừa nhận lịch thiệp những nét tương đồn của người khác đối với bản thân ta” – Ambrose Bierce

6. Tha thứ: Con người không ai là hoàn hảo cả. Họ mắc lỗi và đôi khi làm điều sai trái. Nếu không có sự tha thứ, mối thù hằn xuất phát từ bạn hoặc thù của chúng ta sẽ che lấp mọi lý do để cả hai có thế tiếp tục mối hợp tác, và không sớm thì muộn mối quan hệ ấy cũng sẽ sụp đổ.
Nung nấu chuyện trả thù sẽ làm vết thương còn mãi; ngược lại, sự tha thứ chữa lành mọi vết thương” – John Milton.

7. Trao đổi thông tin: Biện pháp duy nhất để hai cách suy nghĩ có thể nhất quán trong cùng một nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng mối giao tiếp giữa hai người. Ban đầu, việc giao tiếp giúp tránh hiểu lầm và đảm bảo sự tin cậy nơi đối tác. Còn về sau là giúp hai thành viên trong nhóm hoà hợp mang lại hiệu quả cho công việc.
Càng nhiều phương tiện giao tiếp,, chúng ta càng ít liên lạc với nhau” – Joseph Priestley

8. Sẵn sàng cho đi: Nhiều người bắt đầu các mối quan hệ hợp tác vì quyền lợi riêng, bởi khi cộng tác họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, một khi mối lo ngại bản năng về quyền lợi biến thành sự hài lòng khi thấy người cộng sự thành công, thì điều đó trở thành mối quan hệ “tương hỗ”. Người đạt đến cấp độ này cho hay mối quan hệ hợp tác như vậy trở thành khía cạnh thoả mãn nhất trong cuộc sống của họ. Theo họ, một người có thể hoàn thành được mục tiêu lớn lao, những thành tựu cá nhân không thể đem so sánh với thành tựu to lớn mà một đội cùng nhau thực hiện.
Giúp những người khác là giúp chính mình. Điều tốt nào chúng ta cho đi chắc chắn sẽ quay trở lại với chúng ta” – Flora Edwards

Hãy vận dụng 8 yếu tố trên để tìm và duy trì cho mình ít nhất một mối quan hệ hợp tác nhé các bạn. Nên nhớ, người thông minh không làm việc một mình!



SET UP NHA HANG

Setup nhà hàng là gì? Setup nhà hàng là thực hiện những công việc gi?
Công việc mà các nhà đầu tư nhà hàng khi bắt đầu một nhà hàng mới sẽ là “setup nhà hàng”.

Các nhà đầu tư mới vào nghề, người đầu tư nhà hàng lớn, nhà hàng tiêu chuẩn thường cần có chuyên gia tư vấn và đội ngũ những người biết “setup” hỗ trợ để thực hiện “núi” công việc theo những quy trình và tiêu chuẩn, đưa nhà hàng đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản, làm tiền đề cho sự hoạt động ổn định, đúng hướng và thành công về sau.
Các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ chủ đầu tư quyết định mức đầu tư phù hợp cho mô hình kinh doanh của minh, lựa chọn mặt bằng phù hợp với khách hàng mục tiêu, phân tích thị trường và chi phí doanh nghiệp để tư vấn định giá thực đơn hợp lý và xây dựng các qui trình, qui định, mô tả công việc để quản trị nhân sự, tài chính và hàng hóa hiệu quả nhất.
“Núi” các hạng mục công việc trong quy trình setup nhà hàng được liệt kê theo trình tự để người setup có thể thực hiện, kiểm soát và hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
Nếu nhà đầu tư không có kiến thức về setup nhà hàng hoặc không có người hỗ trợ trong việc setup nhà hàng, họ tự thực hiện vì nghĩ là đơn giản – những khó khăn mà họ gặp
phải trong quá trình khởi công và đưa nhà hàng đi vào hoạt động sẽ là:
  • Không có tầm nhìn xuyên suốt và một kế hoạch về các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình setup.
  • Không có một bản check list để thực hiện và kiểm tra các công việc cần làm.
  • Không biết hoặc sắp xếp không đúng, không đủ các công việc cần làm.
  • Thứ tự và tiến độ công việc không đảm bảo
  • Tính chuyên nghiệp trong từng hạng mục không bao giờ đạt kết quả tốt.
  • Chi phí sẽ phát sinh do sửa chữa các lỗi sai, làm lại …
  • Mệt mỏi vì vừa tự học hỏi, nghiên cứu, vùa tự làm mà kết quả không như mong muốn.
  • Bối rối hoặc lẫn lộn giữa các mô hình hoạt động, cách thức thực hiện …
  • Dễ rơi vào trạng thái “đẽo cày giữa đường”
  •  …
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chú trọng đến công tác setup, hãy nghiêm túc và thật cẩn thận khi chọn đối tác hay người hỗ trợ mình thực hiện công việc setup. Hãy chắc chắn rằng những chuyên gia setup nhà hàng mà mình thuê phải thực sự giỏi, chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Để kinh doanh thành công, chủ đầu tư cần chọn nhà tư vấn vừa có kiến thức về chuyên môn tốt, vừa có kiến thức để tư vấn tài chính và marketing (đặc biệt là marketing online) cho nhà hàng. Phần thực hiện setup phải do đội ngũ có kinh nghiệm đào tạo đảm nhiệm.

NEN CHON CHUYEN GIA TU VAN NHU THE NAO

Vấn đề là bạn phải tìm được đúng chuyên gia có trình độ, khả năng và kinh nghiệm thực sự. Như thế nào thực sự là chuyên gia?
Có những người mà kinh nghiệm nghề nghiệp, thâm niên công tác, trình độ học vấn chuyên ngành, tư duy nghề nghiệp sâu sắc, khả năng và bản lĩnh cao, khả năng sư phạm tốt, yêu ngành nghề tạo nên họ thành những chuyên gia. Họ đã từng kinh qua các vị trí trong ngành, ở các đẳng cấp của ngành. Họ được đào tạo chuyên ngành ở cấp học vấn cao, thậm chí họ đã và đang kinh doanh thành công. Họ là những người có thể tư vấn và thực hiện giúp bạn trong hoạt động kinh doanh nhà hàng.
Có những người tự giới thiệu mình là chuyên gia, họ cũng đã có quá trình làm việc trong ngành nhà hàng, trải qua vài năm quản lý, có nhiều năm công tác, có bản lĩnh, khả năng nói tốt, có thể tốt nghiệp một vài lớp nghiệp vụ du lịch, nhà hàng khách sạn. Tuy nhiên điều mà họ thiếu là khả năng sắc bén và sâu sắc trong tư duy về ngành và về quản trị kinh doanh, thiếu các kỷ năng và trình độ thực sự ở cấp quản trị mà phải qua đào tạo và kinh nghiệm mới có. Họ thiếu khả năng lập dự án, kế hoạch kinh doanh. Họ thiếu phương pháp sư phạm truyền đạt kiến thức, thiếu các kỷ năng chuyên nghiệp về quản lý. Thiếu tầm nhìn vĩ mô về ngành và xu hướng của ngành. Họ là những chuyên gia theo kiểu “sống lâu lên lão làng” .
Có những “chuyên gia tự giới thiệu” khác là những nhân viên, người đã từng làm việc trong các khách sạn lớn 4 – 5 sao.
/a>Dĩ nhiên cái họ có là kỹ năng làm việc, phục vụ cao cấp, chuẩn mực. Tuy nhiên cái họ thiếu là tầm nhìn và khả năng bao quát, quản trị sâu rộng cần có của một người quản lý, một người tư vấn cho một nhà hàng độc lập, người có thể lập dự án, kế hoạch kinh doanh và thực hiện nó. Ở trong các khách sạn lớn mỗi bộ phận thường có rất nhiều sự hỗ trợ từ các phòng ban chuyên môn, do vậy tính tác nghiệp độc lập không cao như các nhà hàng độc lập. Nếu họ sau khi làm việc trong các khách sạn lớn một thời gian rồi làm việc ở các nhà hàng độc lập thêm nhiều năm, cộng với được đào tạo bài bản chuyên ngành để nâng cao tư duy – họ sẽ có thể trở thành những chuyên gia thực sự.
Bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng: Hãy chọn chuyên gia đầu tiên làm người tư vấn hoặc giám đốc, quản lý và giúp bạn xây dựng công việc kinh doanh nhà hàng, và có thể là người bạn cần trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Bạn hãy chọn những người thứ hai hoặc thứ 3 làm phụ tá, trợ lý trong những bộ phận, chuyên môn nhất định. Vị trí tốt nhất của họ là trưởng bộ phận, giám sát, tổ trưởng. Bạn có thể mong muốn họ phát triển cao hơn nếu họ là người cầu tiến, ham học hỏi và có tâm. Bạn có thể gửi họ tham gia những khoá đào tạo cao hơn để giúp họ có trình độ học vấn cao – nếu bạn đặt niềm tin vào họ.

NHUNG DIEM CAN LUU Y KHI THIET KE NHA HANG


thiet ke nha--
dong ho co--
kien truc--
nha dep--
biet thu


thiet ke nha ong

Thông thường, chủ đầu tư thường chọn cho mình một đơn vị thiết kế có thể thiết kế cho mình một nhà hàng đẹp. Nhưng họ quên mất một điều quan trọng: Để kinh doanh nhà hàng còn cần một nhà hàng được thiết kế đúng qui trình chuyên môn và đảm bảo công năng sử dụng hiệu quả nhất. Một số nhà hàng thường phải thay đổi, sửa chữa nhiều chi tiết thiết kế khi bắt đầu đi vào hoạt động vì đã chọn một công ty thiết kế chưa có kinh nghiệm thiết kế nhà hàng.

Một số lỗi thường gặp:
  • Phòng ăn bị vọng tiếng ồn, ánh sáng không hợp lý, bố trí bàn ghế không phù hợp
  • Nhà hàng thiếu nơi làm kho và bố trí sai qui trình dẫn đến tốn chi phí nhân sự để vận hành...
  • Bếp nhà hàng không có rãnh thoát nước sâu trên sàn bếp, nền bếp lát gạch quá trơn, không đủ diện tích sử dụng, kích thước bếp sai về diện tích và chiều cao, khó vệ sinh bếp hàng ngày, không bố trí đúng qui trình bếp một chiều...
  • Hệ thống thoát nước quá hẹp. Ít sử dụng bẫy mỡ.
  • ....
Tốt nhất, các nhà đầu tư nên yêu cầu bên thiết kế cùng làm việc và tham khảo các nhà tư vấn nhà hàng trong quá trình thiết kế.